7 Câu không nên hỏi người Hàn Quốc
1, Bạn có theo đạo không, quan điểm chính trị ra sao?
Đây có thể được xem là hai đề tài được liệt vào hàng cấm kị hàng đầu khi chuyện trò với người lạ. Cái tôi chính trị và tôn giáo của mỗi người vô cùng khác biệt và niềm tin của họ vào cái tôi của chính mình có thể nói là vô cùng vững bền.
Ở Hàn Quốc, ngay cả cha mẹ và con cái vẫn có những khác biệt về quan điểm chính trị. Mỗi người đều có tự do trao gửi niềm tin cho bất kì tôn giáo, đảng phái nào.
2, Chị bao nhiêu tuổi?
Nếu bạn hỏi tuổi tác một phụ nữ bạn trở thành người mất lịch sự và giao tiếp kém trong mắt họ, mà cho dù đối tượng là một người đàn ông, họ cũng sẽ không mấy vui vẻ gì khi bạn cứ xoáy vào tuổi tác mà nói. Lí do đơn giản vì họ không thích tạo cơ hội cho bạn đưa ra những đánh giá, phán xét về diện mạo so với tuổi tác.
Còn cân nặng, chiều cao và nhất là số do 3 vòng của phụ nữ chắc chắn cũng là những điều chẳng người Hàn Quốc nào muốn chia sẻ với một người lạ mới gặp. Nếu gặp một người khổng lồ trên 2 mét, những người thấp bé nhẹ cân hay mập quá khổ thì câu hỏi của bạn sẽ khiến họ thêm tự ti về ngoại hình.
3, Bạn đã kết hôn chưa?
Người trẻ độc thân ở Hàn Quốc cảm thấy chán ngán mỗi lần bị họ hàng, bạn bè hoặc đồng nghiệp, thậm chí cả người lạ, hỏi xoáy: Khi nào thì cô/cậu kết hôn?.
Một người đàn ông 34 tuổi than thở: Ban đầu bố mẹ, họ hàng hỏi kiểu bông đùa nhưng càng về cuối câu chuyện, họ càng tỏ ra nghiêm trọng.
Một phụ nữ 32 tuổi làm việc tự do cũng lâm vào tình cảnh tương tự: Ngay lần đầu tiên gặp mặt, nhiều người đã sỗ sàng hỏi tại sao tôi chưa kết hôn. Đặc biệt là người già Hàn Quốc, họ rất hay hỏi những câu kiểu này.
Trái ngược với các thế hệ trước, giới trẻ Hàn Quốc giờ đây cảm thấy cách hỏi han thông tin cá nhân như vậy vừa thô lỗ vừa đi quá giới hạn.
4, Bao giờ chị sinh em bé?
Một số câu tương tự bạn cũng nên tránh là: Chị có con chưa?, Chị đang mang bầu à?, Chị muốn có bé trai hay bé gái?…
Những người có nhiều con cũng phát bực khi nhận được câu kiểu như: Tất cả bọn trẻ này là con của chị à?.
Câu hỏi về việc sao chưa có em bé cũng làm phiền những đôi không con và thậm chí khiến họ buồn nếu vô sinh. Ngoài ra, chủ đề về mang thai cũng như hàm ý trêu chọc về việc quá cân.
5, Lương tháng bao nhiêu?
Có một tật của người Việt là hay hỏi thăm nhau về lương bổng, dù ai cũng hiểu rằng đó là vấn đề hoàn toàn cá nhân. Nếu gặp người dễ tính, họ có thể sẽ nghĩ rằng bạn quan tâm đến họ và sẽ cho bạn câu trả lời, nhưng gặp người đa nghi thì sẽ không loại trừ khả năng họ nghĩ bạn là kẻ tò mò tọc mạch. Khi đối phương cảm thấy tin tưởng và sẵn sàng chia sẻ với bạn về chuyện học bổng, lương bổng, thì họ sẽ tự nói ra với bạn trước.
Khi bạn đặt câu hỏi này, bạn không chỉ bị đánh giá thấp khả năng giao tiếp mà còn bị coi là người tò mò, coi trọng tiền bạc.
6, Xài hiệu nào vậy?
Một số người không đủ khả năng và cũng có một số người dù đủ khả năng nhưng họ tiết kiệm hoặc không có thói quen xài hàng hiệu. Dù trong tường hợp nào thì cũng không có nghĩa người không dùng hàng hiệu sẽ thấp kém hay không hợp thời đại.
Vì vậy bạn nên tránh động chạm vào lòng tự trọng của họ bằng những câu hỏi đại loại như Bạn xài nước hoa hiệu gì? hay Túi xách kia của thương hiệu nào?. Những câu hỏi như thế chỉ chứng tỏ bạn là người chỉ quan tâm vật chất hoặc đua đòi hoặc nông cạn hời hợt.
Bạn có thể hỏi những câu chung chung, chẳng hạn: Một chiếc Ipad Mini mới nhất là bao nhiêu nhỉ?, chứ đừng nên nhìn chằm chằm vào Ipad của họ rồi nhận xét: Bạn hẳn có rất nhiều tiền nên mới sắm được cái này.
7, Hai người quen nhau bao lâu rồi?
Mọi người thích trò chuyện về các mối quan hệ của họ và cả của người khác. Tuy nhiên, nếu người mình mới quen không sẵn sàng chia sẻ, tốt hơn đừng hỏi quá cụ thể như họ đã bên nhau bao lâu, tình cảm thế nào, dù họ đã kết hôn hay chưa.
Những câu hỏi về hôn nhân có thể gây khó chịu cho những đôi đang có mâu thuẫn.