Home / Ngữ pháp / Ngữ pháp Trung cấp / Ngữ pháp tiếng Hàn trung – cao cấp – Phần 10

Ngữ pháp tiếng Hàn trung – cao cấp – Phần 10

Ngữ pháp tiếng Hàn trung – cao cấp – Phần 10

46. 라고 하다 / (이)라고(요) /(이)래요.
47. 아/어/해 가지고: “…sau đó..”, “xong rồi…”
48. -아/어/해 놓다/두다:đặt, để, “lưu”….
49. Động từ + -(으)ㄹ래(요)
50. –되:nhưng mà, tuy nhưng…”
******************************-*-*◠◡◠*-*-******************************

46. 라고 하다
(이)라고(요)
(이)래요 1) Trường hợp với đuôi câu mệnh lệnh: (으)세요, 십시오, 해라…
… Với những đuôi câu dang mệnh lệnh kiểu như trên khi truyền lại với người khác, hoặc nhắc lại với chính người nghe thì chúng ta sử dụng “-라고 하다” hoặc “라고(요)”
충효 씨, 사장님이 보고서를 빨리 내라고 하셨습니다.
ChungHyo ơi, giám đốc bảo mau mau nộp giấy báo cáo đi nhé.

권 씨한테 1층에서 기다리라고 하세요.
Bảo Quyen đợi ở dưới tầng 1 nhé.

가: ₩&@₩#%*^#*
나: 뭐라고요?
가: 조용히 하라고요.

가: ₩&@₩#%*^#*
나: Bạn nói gì cơ
가: Tôi nói là làm ơn trật tự
**Chú ý với trường hợp đuôi là
“주다”(주세요,주십시오…)

Khi truyền đạt lại với người thứ 3 thì chúng ta dùng.”달라고요/달라고 했어요….
사장님: 충효 씨, 마이 씨한테 돈을 돌려 주라고 해줘
충효 :네~~
충효 : 마이 씨, 사장님이 돈을 돌려 달라고 했어요
마이: 네 알겠습니다
Giám đốc: ChungHyo, bảo với Mai là trả tiền cho tôi.
ChungHyo: Dạ
ChungHyo: Mai ơi giám đốc bảo trả tiền cho giám đốc đó
Mai: Dạ, vâng ạ
Nhưng khi dùng để nói lại với người nghe(hội thoại có 2 người) thì chúng ta dùng …”주시라고요/주시라고 했어요…”
간호사: 건강보험을 보여주세요
나: 네?
간호사: 건강보험을 보여주시라고요.
Giám hộ: Làm ơn cho coi giấy bảo hiểm sức khoẻ
Tôi: Dạ?
Giám hộ: Tôi bảo là cho tôi xem giấy bảo hiểm sức khoẻ.
2) Đối với danh từ/이다/아니다 chúng ta cũng dùng “-(이)라고 하다” hoặc “(이)라고(요)”/(이)래(요)
가: 나 씨, 학생이세요?
나: 저는 학생 아니에요
가: 학생 아니라고요?
가: Na ơi, bạn là sinh viên à?
나: Không, tớ không phải là sinh viên
가: Bạn nói bạn không phải là sinh viên á?
가: 충효 씨는 한국사람이야
나: 충효 씨, 가 씨가 나보고 충효 씨 한국 사람이래
충효: 아니야, 난 베트남 사람이야
가: Chunghyo là người HQ
나: ChungHyo ơi Ka nói Chunghyo là người HQ
충효: Không, tớ là người VN mà

******************************-*-*◠◡◠*-*-******************************

47. 아/어/해 가지고 Phải nói tiếng Hàn có rất nhiều từ và cấu trúc câu phải không các bạn? Nhưng mỗi cấu trúc đều mang nét riêng của nó để diễn tả lý do. Bài hôm nay cùng tìm hiểu về “아/어/해 가지” nhé. Cấu trúc này có phần giống với “아/어/해서” và nếu dùng “아/어/해서” thay cho cấu trúc này vẫn đúng. Và chủ yếu dùng ở văn nói.
I. Trong trường hợp kết hợp với động từ(hành động) nó mang nghĩa chỉ hành động tiếp diễ…n: “…sau đó..”, “xong rồi…” đôi khi nó cũng chỉ lý do.
1. 편지를 써 가지고 우체통에 넣었어요.
Viết thư rồi sau đó(đã) bỏ vào thùng thư bưu điện.

2.음식을 너무 많이 해 가지고 남았구나.
Làm nhiều đồ ăn quá nên đã thừa
(Ở đây các bạn có thể hiểu là “lý do”)

3.자동 판매기에서 커피를 빼 가지고 마셨습니다.
Lấy cafe ở máy bán tự động rồi uống.

4.그는 사업에 실패해 가지고 날마다 술만 마십니다.
Do kinh doanh thất bại đâm ra ngày nào anh ta cũng uống rượu.

II) Khi kết hợp với tính từ thì nó mang nghĩa chủ yếu là để chỉ lý do: “vì..nên”….
5.교실이 추워 가지고 아무 일도 못 했어요.
Trong lớp lạnh nên đã ko thể làm được bất kì việc gì.

6.전등불이 너무 어두워 가지고 책을 읽을 수가 없어요.
Đèn tối quá nên không đọc được sách.

7.여행 중에는 감기가 들어 가지고 혼났어요.
Bực mình vì đang trong lúc du lịch lại bị cảm cúm.

8.선생님과 정이 들어 가지고 헤어지기 싫었습니다.
Quý cô giáo quá nên không muốn chia tay với cô.

**
Ở chỗ mình hay dùng từ “đâm ra” không biết có phải tiếng địa phương không nhưng khi thay vào một số câu trong ví dụ:
4)Do kinh doanh thất bại đâm ra ngày nào anh ta cũng uống rượu.
5)Trong lớp lạnh đâm ra đã chẳng làm được bất kì việc gì.
6)Đèn tối quá đâm ra không đọc được sách.
7) Đang trong lúc du lịch lại bị cảm cúm đâm ra bực mình.
8)Quý cô giáo quá đâm ra không muốn chia tay với cô.
Thay “nên” bằng “đâm ra”
thì mình thấy rất hợp và có vẻ sát với cảm nhận khi người Hàn nói^^ Ngôn ngữ và cách cảm nhận của mỗi con người là khác nhau nên các bạn đừng nên đánh giá đúng – sai mà hãy tự cảm nhận nhé

******************************-*-*◠◡◠*-*-******************************

48. -아/어/해 놓다/두다 놓다/두다: Nghĩa gốc của nó là đặt, để…(còn nhiều nghĩa khác các bạn xem từ điển nhé)
Nghĩa:
… Duy trì trạng thái của động từ đã hoàn thành. Có thể hiểu là “để”, “đặt”, “lưu”….
친구들의 전화번호를 휴대폰에 저장해 뒀다.
Lưu số điện thoại của bạn bè vào máy.
1) 초기에 치료하지 않고 그냥 놓아 두면 병이 악화될 거예요.
Thời kì đầu mà cứ để đó không chữa trị là bệnh sẽ nặng thêm đó.

2) 엄마가 저녁을 해 놓을 게.
Mẹ sẽ làm bữa tối cho.
So câu này với
엄마가 저녁을 할 게.
Mẹ sẽ làm bữa tối cho.
Thì có điểm khác nhau đó là 해 놓다 thì sẽ có cảm giác như là “làm sẵn cho/làm để đấy cho” còn 할 게 nó chỉ là câu nói bình thường “sẽ làm”(khi dịch ra thì tuỳ các bạn, dịch sao cho xuôi văn là được^^)

3) 그냥 놓아 둬 주세요.(그냥 놔 둬 주세요)
Cứ để đấy cho tôi.

4) 중요하니까 지금부터 제가 하는 말을 잘 기억해 두세요
Đây là cái quan trọng nên từ giờ trở đi hãy nghi nhớ lời tôi nói.
Ở trong trường hợp này không dùng 놓다 vì 놓다 nó chỉ là cái gì đó tạm thời, không lâu bằng 두다.

**lưu ý
-아/어/해 두다 so với 아/어/해 놓다 thì trạng thái của 아/어/해 두다 được duy trì lâu hơn.
-Khi ghép 놓다 với 두다 thì viết là 놓아 두다 và có thể nói ngắn gọn là 놔두다.(Thỉnh thoảng chắc các bạn hay nghe thấy người Hàn nói 그냥 놔 두세요, 놔 두세요, 놔 둬…mang nghĩa “cứ để đấy đi”, để đấy…
Nhưng không ghép được 두다 trước 놓다 : 둬 놓아(X) vì như mình đã nói ở lưu ý trên từ 두다 nó chỉ trạng thái duy trì lâu hơn nên luôn đứng sau.(tất nhiên là trong trường hợp ghép 놓다 với 두다 thôi còn khi ghép với từ khác thì các bạn chọn 1 trong 2 từ này.)
-Có một số trường hợp không dùng được 놓다 mà không dùng được 두다 và ngược lại.

******************************-*-*◠◡◠*-*-******************************

49. Động từ + -(으)ㄹ래(요)
***Trong trường hợp thứ nhất -(으)ㄹ래(요?) mang nghĩa giống ‘-(으)려고 하다’, ‘-(으)ㄹ 거예요’
Khi viết dưới dạng câu hỏi thì chủ ngữ không được viết ở ngôi 1. Và hay được viết kèm với ‘언제, 어디, 무슨, 무엇, 몇, 누가, ….
• 언제까지 숙제 해 올래요?
Đến bao giờ mới làm bài tập?

• 내 자리는 여기인데 충효 씨는 어디에 앉을래요?
Chỗ tôi ở đây rồi còn Chunghyo ngồi đâu?

• 저는 냉면을 먹으려고 하는데 선생님은 뭘 드실래요?
Em định ăn miến lạnh, cô dùng gì ạ?

Khi chủ ngữ ở ngôi 1 thì là câu trần thuật bình thường.
• 텔레비전 안 볼래.
Tôi không xem tivi đâu.

• 일찍 일어날래요.
Tôi sẽ dậy sớm.

• 오늘부터 매일 운동할래요.
Từ hôm nay bắt đầu ngày nào cũng tập thể dục.

***Trường hợp thứ 2 -(으)ㄹ래(요) được dùng như câu đề nghị(kiểu nói nhẹ nhàng) kiểu như: “làm ơn…”
• (지하철에서) 내리려고 하는데 좀 비켜 주실래요?
(Ở trên tàu điện) Làm ơn tránh ra được không ạ, tôi đang định xuống tàu.

• (식당에서) 저기요, 여기 김치 좀 더 갖다 주실래요?
(Trong quán ăn) Ấy ơi, làm ơn đem tôi thêm chút kimchi được không ạ?

• 시끄러우니까 조용히 할래요?
Ồn ào quá làm ăn trật tự được không?

• 제 얘기 좀 들을래요?
Làm ơn nghe tôi nói được không ạ?

• 내일 시간 좀 내줄래요?
Ngày mai bỏ chút thời gian được không ạ?

–> Ở đây cũng mang nghĩa đề nghị giống với ‘-아/어 주세요’, ‘-(으)세요’ nhưng mang tính chất nhẹ nhàng hơn. Nếu ‘-아/어 주세요’, ‘-(으)세요’ mang tính chất là ‘hãy, hãy làm cho’ thì ở cấu trúc -(으)ㄹ래(요) này mang nghĩa : ‘làm ơn, làm ơn cho tôi…’
***Trường hợp thứ 3
Khi đề án (rủ rê) một ai đó, giống với 겠어요? nhưng mang tính chất nhẹ nhàng hơn, hay đi cũng với ‘같이, 우리, 함께’ và được viết ở dạng câu hỏi.
• 같이 커피 마실래요?
Cùng uống cafe chứ ạ?

• 우리 내일 몇 시에 올래요?
Mai mấy giờ chúng ta đến?

• 저도 아직 안 먹었는데 우리 같이 식사할래요?
Tôi vẫn chưa ăn, chúng ta cùng dùng bữa chứ.

******************************-*-*◠◡◠*-*-******************************

50. -되 Danh từ, động từ, tính từ đều kết hợp được. Có 2 nghĩa lớn sau:
1. Vế trước và vế sau mang nội dung đối lập, giống như “nhưng mà, tuy nhưng…”
그의 말은 짧되 힘이 있었다.
Lời nói đó tuy ngắn mà có sức mạnh.

행동은 인간이 하되 결정은 하늘이 한다.
Hành động là do con người nhưng quyết định là do ông trời.

진달래는 꽃이되 꽃이 곧 진달래만은 아니다.
진달래 là hoa nhưng khi nói đến hoa thì không nhất thiết chỉ mỗi 진달래.

우물을 파되 한 우물만 파라.
Đào giếng được, những hãy chỉ đào 1 cái mà thôi.
(Câu tục ngữ mang nghĩa : nếu làm việc gì thì hãy chú tâm vào việc đó)

낙타는 풀을 먹되 건성건성 베어 먹는다.
Lạc đà nó ăn cỏ mà chỉ ăn qua loa thôi.

2. Cái này còn hay được dùng khi trích dẫn lại lời nói của người khác.

공자가 말씀하시되, “가르쳐야 하느니라.” 하였다.
Khổng tử đã từng nói “phải chỉ dạy”

예수께서 이르시되 너희도 아직까지 깨달음이 없느냐
Chúa Jesu đã nói vậy mà các con vẫn chưa nhận biết được sao?

**Lưu ý
-Cấu trúc này trong đời sống thực ra không dùng đến bao giờ, chủ yếu là viết ở sách cổ như: sách kinh thánh(성경책)…
Nhưng khi thi topik sẽ có nên các bạn cần biết ^^

******************************-*-*◠◡◠*-*-******************************