Home / Học tiếng Hàn / Khoảng cách giữa các cụm từ trong câu tiếng Hàn

Khoảng cách giữa các cụm từ trong câu tiếng Hàn

뛰어 쓰기 – Khoảng cách giữa các cụm trong câu
Hôm nay mình chia sẻ một số quy tắc về 뛰어 쓰기 để mn đảm bảo cách viết đúng, không bị trừ điểm nha~~
Khoảng cách trong câu/ cụm của tiếng Hàn thường xuất hiện trong những trường hợp sau:

1. Sau các tiểu từ. Thông thường các chức năng trong câu đều có tiểu từ đứng sau để “phò tá” cho nó, chức năng khác nhau sẽ có tiểu từ khác nhau và các đơn vị cấu thành câu như vậy được tách riêng ra bằng một khoảng cách. Một số tiểu từ thường gặp: 은/는; 이/가; 을/를; 에; 에서; (으)로; 에게, 도, 와/과, 의, …

Ví dụ: 저는 (cách) 한국에서 (cách) 김치를 (cách) 왔습니다.
Trong câu này xuất hiện các tiểu từ: 는, 에서, 를 – các bạn lưu ý đặt dấu cách giữa chúng nha~

2. Sau ngữ pháp liên kết câu. Các vế trong câu được kết nối bằng ngữ pháp liên kết, chúng ta cũng cần chừa 1 khoảng cách sau các ngữ pháp này trước khi viết tiếp vế sau. Một số ngữ pháp liên kết câu thường gặp là: 아/어서, (으)니까, 기 때문에, 는 중에, (으)ㄴ 후에, (으)러, (으)려고, 아/어도,… ㅆ

Ví dụ: 어제 친구와 같이 쇼핑을 해서 (cách) 약속을 깜박했네요.
(Sau 해서 có khoảng cách)

Lưu ý: trường hợp 아/어서 được gắn giữa 2 động từ – lúc này 서 được lược đi, thì vẫn có khoảng cách bình thường.
Ví dụ: 가져 오다 (가져서 오다: mang đến) ; 데려 가다 (đưa đi); 살아 남다, 먹어 가다, 쉬어 가다…

3. Giữa 2 danh từ độc lập. Trong câu có thể xuất hiện 1 cụm danh từ là 2-3 danh từ đơn ghép với nhau thì giữa các danh từ đó mình cũng nên đặt khoảng cách để không bị nhầm lẫn giữa các âm tiết.

Ví dụ: 한국 (cách) 음식 (đồ ăn HQ) – 한국 음식
학습 (cách) 과정 (quá trình học tập – 학습 과정
한국 (cách) 경영(cách) 대학교 – 한국 경영 대학교 (ĐH kinh doanh HQ)

Tuy nhiên cũng sẽ có trường hợp viết sát liền luôn do những cụm đó được sử dụng phổ biến, thường người đọc không bị nhầm lẫn nữa.
Lưu ý: Các từ chỉ vị trí, phương hướng cũng là danh từ độc lập. Ví dụ: 집 안에 (trong nhà – 안 là danh từ nên tách ra với 집)

4. Xuất hiện trong cấu trúc định ngữ: khoảng cách sau 는, (으)ㄹ, (으)ㄴ +(cách) + N

Ví dụ: 예쁜 (cách) 여자 (cô gái đẹp) – 예쁜 여자
읽은 책, 할 일, 빨간 색,…

5. Sau 이, 그, 저
Ví dụ: 이 사람, 그 나라, 저 책상,…

6. Đối danh từ phụ thuộc như: 간, 사이, 내, 외, 중, 시, 데, 바, 대로, 만큼, 뿐, 채(tức là phụ thuộc vào 1 vế phía trước, thường xuất hiện dấu hiệu định ngữ) thì chúng ta tách ra với bộ phận phía trước nó (trừ trường hợp nó làm tiểu từ thì có thể viết dính liền).

Ví dụ:
배운 대로 적응하면 돼 (chỉ cần áp dụng theo những gì đã học là được)
공부를 잘 할 뿐만 아니라 (không chỉ học tốt mà còn….)
아는 만큼 … (trong chừng những gì tôi biết thì…)
그 중: trong số đó

Trường hợp làm tiểu từ thì viết dính liền:Danh từ+ 대로, 만큼, 뿐
규정대로: theo quy định; 법 대로: theo luật
공부뿐만 아니라 : không chỉ học mà còn…
지식만큼: Theo kiến thức của mình thì …
2년간: trong khoảng thời gian 2 năm

7. Tách riêng đơn vị (của danh từ) với số đếm/ số thứ tự; trường hợp cụm từ đếm số lượng thì có khoảng cách ở trước và sau số đếm.

Ví dụ: 삼 학년 (năm thứ 3); 제삼 항 (Điều thứ 3); 오십팔 회 (Khoản thứ 58); 제1 연구실 (phòng nghiên cứu thứ 1) – 칠천 원 (7000 won).
– tuy nhiên trên thực tế cũng có trường hợp viết dính nhau.
개 여섯 마리 (6 con chó)

Lưu ý: Trường hợp đơn vị của số (nghìn, vạn, tỷ,…) thì viết dính liền với số phía trước, cách ra với phần phía sau.
Ví dụ: 삼백 (3백) ; 오십억 (50억) ; 십억 삼천사백오십육만 칠천 팔백 구십 팔.

8. Tách riêng hẳn đối với các từ: 겸 (kiêm); 대, 및 (và) ; 등, 등등, 등지 (vân vân – liệt kê)

Ví dụ: 사과, 수박 등등 과일들이 건강에 좋다.
책상, 의자 등이 있다
우리 나라는 청군 대 백군으로 나눈다.

9. Trong xưng hô tên: Tách tên + “씨”, tên/ họ + “군” (gọi người nam, tên + “양’ (gọi người nữ); tên + nghề nghiệp/ chức vụ.

Ví dụ: 화 씨, 광수 씨; 광수 군; 최 양, 광수 선생님, 김 의사님
네가 광수 군에게 편지를 보냈다.
Lưu: viết dính liền đối với Họ và tên.

10. Tách riêng phó từ với các bộ phận khác

Ví dụ: 남씨가 수영을 잘 해요. (phó từ 잘 – làm gì tốt – được viết tách ra)
건강이 가장 중요하다 (phó từ 가장 – nhất – được viết tách ra)
Một số phó từ thường gặp: 가장, 제일, 꼭, 반드시, 잘, 많이, 빨리, …

11. Khoảng cách được quy định cố đinh trong các cấu trúc ngữ pháp, cái này các bạn nên viết đúng ngay từ lúc học ngữ pháp luôn để không bị nhầm lẫn.

Ví dụ một số cấu trúc thường gặp: (으)ㄴ 적이 있다; (으)ㄹ 수 있다, 아/어 보다, 밖에 없다, 안 하다; 지 않다, …

Lưu ý: 이다 được viết liền sau Danh từ; còn 아니다 thì viết tách với Danh từ (do có tiểu từ)

Ví dụ: 학생입니다/ 학생이 아닙니다.
남입니다/ 저는 남씨 아닙니다.

Xem thêm:
Các từ dễ nhầm lẫn trong tiếng Hàn
Tổng hợp từ vựng dễ nhầm lẫn trong tiếng Hàn