Ngữ pháp tiếng Hàn trung – cao cấp – Phần 6
26. –더라고(요): bộc lộ cảm than
27. . 아/어/해지다: Trở nên…
28.. -고 말다: “mất”, “xong”…”nhất định sẽ..”
29. – 아/어/해 봤자
30. –았/었/했더라면:Nếu đã..thì đã..
******************************-*-*◠◡◠*-*-******************************
26. -더라고(요) Kể về một việc(sự thật) mà bản thân đã trực tiếp kinh nghiệm, bộc lộ cảm thán.
• 교수님의 강의는 좀 어렵더라고요.
… Bài giảng của thầy(đã) hơi khó chút.
• 오늘부터 세일이어서 백화점에 사람이 많더라고요.
Bắt đầu từ hôm nay là hạ giá nên tiệm bách hoá(đã) rất đông người.
• 어제 날씨가 춥더라고요.
Thời tiết hôm qua(đã) lạnh
• 며칠 동안 청소를 안 하니까 금방 더러워지더라고요.
Có mấy ngày không dọn mà(đã) bẩn nhanh quá.
• 그 노래가 참 듣기 좋더라고요.
Bài hát đó nghe thật hay.
• 요즘 충효 씨가 공부를 참 열심히 하더라고요.
Dạo này ChungHyo chăm học thật ý.
***Vậy thì dùng đuôi câu ‘-더라고(요)’ và ‘-았/었/했다’ khác nhau ở chỗ nào?
– Ví dụ khi ai đó hỏi bạn
어제 본 영화가 재미있었어요?
(Bộ phim hôm qua có hay không?)
Và bạn trả lời:
1- 어제 본 영화가 재미있었어요.
2- 어제 본 영화가 재미있더라고요.
Ở trường hợp 1 chỉ là câu tường thuật bình thường, hiểu là
“Bộ phim xem hôm qua(đã) hay.”
Ở trường hợp 2, 재미있더라고요 người nói trước khi xem bộ phim
này đã không nghĩ là hay, và giờ muốn kể lại với người nghe.
–> Nếu nói như câu 1, câu chuyện có thể bị dứt đoạn,(như kiểu bạn trả lời cho qua chuyện đó)
–> Nếu nói như câu 2, câu chuyện sẽ có thể dài thêm, vì nói vậy người nghe sẽ hay hỏi lại kiểu như: phim thế nào mà hay?; nội dung phim thế nào mà kêu hay?….
hoặc không thì người nói cũng sẽ nói tiếp luôn về bộ phim đó.
**Một điểm nữa hay nhầm là giữa
“-더라” vs “-더라고(요)”
1. Điểm chung:
Kể về một việc(sự thật) mà bản thân đã trực tiếp kinh nghiệm, bộc lộ cảm thán.
①
-어제 선생님댁에 갔었는데, 안 계시더라.
-어제 선생님 댁에 갔었는데, 안 계시더라고.
(Hôm qua tới nhà cô/thầy mà không có ở nhà)
–> Đây là câu tường thuật bình thường
②
-강아지가 새끼를 다섯 마리나 낳았더라.
-강아지가 새끼를 다섯 마리나 낳았더라고.
(Con cún đẻ những 5 con!)
–> Đây có thể hiểu là câu tường thuật hoặc câu cảm thán.
2. Điểm khác nhau
1) -더라 có thể dùng được khi hỏi(xác nhận) còn –더라고 thì không dùng để hỏi được.
① 네가 그 일을 했더라? (O)
① 네가 그 일을 했더라고? (X)
② 어제 전화를 한 사람이 수미더라?(O)
② 어제 전화를 한 사람이 수미더라고?(X)
**Hoặc khi hỏi(nói) một mình(lẩm bẩm một mình)
① 그 노래 제목이 뭐더라? (0)
① 그 노래 제목이 뭐더라고? (X)
② 불고기를 어떻게 만들었더라? (0)
②불고기를 어떻게 만들었더라고? (X)
③ 우리가 어디서 만났더라? (0)
③ 우리가 어디서 만났더라고? (X)
2) Biểu hiện tôn kính
-더라 thường thì là câu không tôn kính, còn –더라고(요) nếu có (요) ở cuối câu thì đó là dạng tôn kính.
① 강아지가 새끼를 다섯 마리나 낳았더라요. (X)
① 강아지가 새끼를 다섯 마리나 낳았더라고요. (0)
② 어제 선생님 댁에 갔었는데, 안 계시더라요. (X)
② 어제 선생님 댁에 갔었는데, 안 계시더라고요. (0)
******************************-*-*◠◡◠*-*-******************************
27. . 아/어/해지다 1. Tính từ + -아/어/해지다
Trở nên…
• 우유를 많이 마셔서 키가 커졌어요.
Vì uống nhiều sữa nên đã (trở nên) cao hơn.
• 한국에 와서 한국 친구가 많아졌어요.
Đến Hàn Quốc thì đã có nhiều người bạn Hàn hơn.
• 선생님이 화를 내시면 학생들이 조용해져요.
Nếu cô giáo nổi nóng thì học sinh (trở nên) trật tự.
• 아까 여기 있었던 제 책이 없어졌어요.
Cuốn sách của tôi vừa nãy ở đây đâu mất rồi.
• 밤이 되면 깜깜해집니다.
Nếu đến tối thì trời sẽ (trở nên) tối.
• 처음에는 재미없었는데 요즘 공부가 재미있어졌어요.
Lúc trước thì thấy việc học ko thú vị, gần đây thì việc học đã trở nên thú vị hơn.
1. Động từ + -아/어/해지다
–> Động từ đó sẽ thành ‘bị động từ’
• 시험 날짜가 정해졌습니다.
(날짜를 정하다: Định ngày
→ 날짜가 정해지다: Ngày được định)
• 그릇이 떨어져서 깨졌어요.
Làm rơi bát nên đã bị vỡ)
(그릇을 깨다: Làm vỡ bát
→ 그릇이 깨지다: Bát bị vỡ)
• 글씨가 지워져서 잘 안 보여요.
Chữ bị xoá nên ko nhìn rõ lắm.
(글씨를 지우다: Xoá chữ
→ 글씨가 지워지다: Chữ bị xoá)
–> Khi ghép với -아/어/해지다 thì động từ đó sẽ thành bị động từ và mang nghĩa : ‘bị…’; ‘được..’…
Về bị động từ thì hơi khó và dài nên để lúc khác mình sẽ đăng bài lên để cùng học nhé!
**Bài tập:
1. 운동을 열심히 해서 ( ).(날씬하다)
2. 날씨가 ( ).(따뜻하다)
3. 한국어 공부를 열심히 해서 발음이 ().(좋아지다)
4. 그 사람이 점점 ( ).(싫다)
5. 방청소를 했더니 ( ).(깨끗하다)
6. 살이 빠져서 얼굴이 더 ( ).(작다)
******************************-*-*◠◡◠*-*-******************************
28.. -고 말다 1. Nhấn mạnh cái việc đã kết thúc với một chút tiếc nuối. Tiếc nuối vì cái kết quả đó là không mong muốn. Có thể hiểu như : “mất”, “xong”…
• 애인과 헤어지고 말았어요.
Chia tay với người yêu mất rồi.
• 피곤해서 세수도 안 하고 자고 말았어요.
Vì mệt nên không rửa mặt mà đã đi ngủ mất.
• 친구와의 약속을 깜빡 잊어버리고 말았다.
Quên mất tiêu buổi hẹn với bạn.
• 축구 시합에서 우리 팀이 지고 말았어요.
Ở cuộc thi đấu bóng đá đội chúng tôi đã thua mất rồi.
• 대학 시험에서 떨어지고 말았어요.
Thi đại học trượt mất rồi.
2. Dùng khi nhấn mạnh về ý chí hoặc một kết quả tốt.
Có thể hiểu là : “nhất định sẽ..”
Về ý chí thì hay kết hợp với:
“-고 말겠다”, “-고 말 것이다”
• 다음 시합에서 꼭 이기고 말 거예요
Kì thi lần sau nhất định sẽ đỗ.
(tự mình nói vs mình)
• 대학 시험에 합격하고 말겠습니다.
Thi đại học nhất định sẽ đỗ.
(tự mình nói vs mình)
• 우리 팀이 결국 이기고 말았습니다.
Đội chúng tôi cuối cùng thì cũng chiến thắng rồi.
Có cấu trúc câu “gần” giống vs cấu trúc trên đó là “-아/어/해 버리다” ở những bài sau chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và so sánh nhé.
******************************-*-*◠◡◠*-*-******************************
29. – 아/어/해 봤자 1. ĐT+아/어 봤자
Việc của vế thứ 1 có diễn ra thì vế sau cũng vẫn vậy, không có nghĩa lí gì.
• 좋아한다고 말해 봤자 그 사람은 너를 좋아하지 않을 거야.
… Bạn nói là thích nó đi, nó sẽ không thích bạn đâu.
• 지금 출발해 봤자 약속시간에 도착할 수 없어.
Bây giờ xuất phát đi nữa thì cũng không tới đúng hẹn được đâu.
• 자식들한테 잘해줘 봤자 부모의 마음을 다 이해하지 못 합니다.
Tử tế với con cái đi nữa thì chúng cũng không thể hiểu hết tấm lòng của cha mẹ.
• 깨끗하게 청소해 봤자 금방 더러워져요.
Dọn sạch sẽ mà xem, lại bẩn ngay thôi
• 그 얼굴에 화장해 봤자 예뻐지겠니?
Mặt đấy có trang điểm đi nữa thì có đẹp lên được không?
Cho các bạn một VD tiếng Việt nhé:
Ví dụ bạn và mẹ bạn đang tranh cãi nhau về cái áo này có mặc vừa hay không:
Bạn: Cái áo này chắc với con lắm
Mẹ: Chật lắm ko mặc được đâu
Bạn: Con mặc vừa mà!
Mẹ: Đấy mặc thử đi mà xem, chật lắm không vừa đâu.
–> Các bạn hình dung cái cấu trúc ĐT+아/어 봤자 nó kiểu như: “mà xem”,”đi nữa”… đại loại là như thế
-Sau nó hay đi với câu dạng ㄹ/을 것이다(dự đoán) hoặc câu thường, ko đi kèm được câu mệnh lệnh và thỉnh dụ.
2.TT+ 아/어 봤자 :
Việc của vế trước không có gì đáng nói, không đáng để ngạc nhiên.
• 그 영화가 슬퍼 봤자 얼마나 슬프겠어요?
Bộ phim đó có buồn đi nữa thì cũng buồn là bao?
• 한국의 겨울 날씨가 추워 봤자 북극보다 춥겠어요?
Thời tiết của HQ có lạnh đi nữa thì có bằng bắc cực không?
• 그 물건이 비싸 봤자 얼마나 비싸다고 그래요?
Đồ đó đắt lắm đi nữa thì cũng đáng bao nhiêu? hở
Tóm lại:
-Với tính từ thì nó hay có câu hỏi ở dưới(hỏi lửng thôi chứ ko phải để trả lời)
-Sau nó không đi kèm với câu mệnh lệnh hoặc thỉnh dụ.
******************************-*-*◠◡◠*-*-******************************
30. –았/었/했더라면
Nếu đã..thì đã..
Hay dùng khi nói về việc đã qua trong quá khứ và giả như ‘nếu đã’ thì có lẽ ‘đã..’
Vế sau nó hay kết hợp với đuôi câu dạng như ㄹ텐데(hối hận,tiếc nuối),ㄹ 것이다(dự đoán)
Ví dụ nhé:
집에서 좀 일찍 떠났더라면 기차를 안 놓쳤을 텐데.
Nếu đã rời khỏi nhà từ sớm thì đã không bị lỡ tàu.
주말에 좀 쉬었더라면 몸살은 안 났을 텐데.
Nếu cuối tuần(đã) nghỉ ngơi thì đã không bị ốm rồi
조심을 했더라면 망신을 당하지 않았을 거예요.
Nếu(đã) cẩn thận thì đã không bị xấu hổ rồi.
용돈을 좀 절약해서 썼더라면 남에게 빌리지 않아도 되었을 겁니다.
Nếu (đã) dùng tiền tiết kiệm thì đã không phải vay của người khác rồi.
******************************-*-*◠◡◠*-*-******************************