Home / Ngữ pháp / Ngữ pháp Trung cấp / Ngữ pháp tiếng Hàn trung – cao cấp – Phần 2

Ngữ pháp tiếng Hàn trung – cao cấp – Phần 2

Ngữ pháp tiếng Hàn trung – cao cấp – Phần 2

6. ‘-아/어/해서’ vs ‘-느라고’
7. ĐT+ -ㄹ/을 만하다: “có giá trị, có ý nghĩa”,”đáng để”
8. DĐTT+ ㄹ/을 리가 없다: “không có lý nào”…
9. Danh từ, Động từ, Tính từ + 거든: “nếu”,”giả như”
10. Động từ, Tính từ+ -(으)ㄹ까 봐(서) Hình như(có vẻ)….nên…(lo/đã làm gì đấy.
****************************≧◠◡◠≦********************************

6. ‘-아/어/해서’ vs ‘-느라고’

I) Điểm chung
1) Cả 2 cấu trúc này đều thể hiện lí do, nguyên nhân, mục đích.
① 청소를 하느라고 전화 소리를 듣지 못했어요.
② 청소를 해서 전화 소리를 듣지 못했어요.
③ 기한 내에 과제를 내느라고 서둘렀어요.
④ 기한 내에 과제를 내서 다행이었어요.
⑤ 아이를 돌보느라고 집에만 있었어요.
⑥ 아이를 돌봐서 밖에 나가지 못했어요.
⑦ 그는 유물을 찾느라고 전국을 돌아다녔다.
⑧ 그는 유물을 찾아서 전국을 돌아다녔다.

2) Cả 2 cấu trúc này trước đó đều không sử dụng được dưới dạng quá khứ
‘-았,었,했’
① 음식이 만들었느라고 많이 먹지 못했어요. (X)
② 음식이 만들었어서 많이 먹지 못했어요. (X)
③ 그는 유물을 찾았느라고 전국을 돌아다녔다. (X)
④ 예전에는 날씬했어서 아무 옷이나 잘 어울렸어요. (X)

3) Cả 2 cấu trúc này phía sau nó không viết được dưới dạng câu mệnh lệnh và câu thỉnh dụ.(chúng ta đang xét ‘-아/어/해서’ mang nghĩa lí do)
*’-아/어/해서’ mang nghĩa “thứ tự” thì có thể dùng được.

II) Điểm khác nhau.
1) ‘느라고’ không kết hợp được với tính từ trong khi đó ‘-아/어/해서’ thì được.
① 작느라고(X)
② 예쁘느라고(X)

2) ‘-느라고’ chủ yếu kết quả vế sau mang tính phủ định, khó khăn, vất vả còn với cấu trúc ‘-아/어/해서’ thì không liên quan( có thể dùng cho mọi loại câu)
① 새벽에 떠나느라고 식사를 못했습니다. (0)
① 새벽에 떠나서 식사를 못했습니다. (0)
② 혼자 청소하느라고 시간이 오래 걸렸다. (0)
② 혼자 청소해서 시간이 오래 걸렸다. (0)
③ 급히 가느라고 인사를 못했어요. (0)
③ 급히 가서 인사를 못했어요. (0)
④ 연습을 많이 하느라고 괜찮습니다. (X)
④ 연습을 많이 해서 괜찮습니다. (0)
⑤ 머리를 기르느라고 뒷모습이 아름답습니다. (X)
⑤ 머리를 길러서 뒷모습이 아름답습니다. (0)
⑥ 성능이 좋아지느라고 쓰기 편합니다. (X)
⑥ 성능이 좋아져서 쓰기 편합니다. (0)

3) Chủ ngữ phía trước và phía sau.
Đối với cấu trúc ‘-느라고’ chủ ngữ 2 vế trước và sau phải giống nhau.
Đối với cấu trúc ‘-아/어/해서’ thì chủ ngữ 2 vế có thể giống và khác nhau đều được hết.
① 제가 새벽에 떠나느라고 (제가) 일찍 일어났습니다. (0)
② 제가 새벽에 떠나느라고 어머니가 일찍 일어나셨습니다. (X)
③ 제가 새벽에 떠나서 어머니가 일찍 일어나셨습니다. (0)
④ 영희가 급히 가느라고 (영희가) 인사를 못했어요. (0)
⑤ 영희가 급히 가느라고 철수가 배웅을 못했어요. (X)
⑥ ④ 영희가 급히 가서 철수가 배웅을 못했어요. (0)

4) Tính đồng thời và tính kết quả
-느라고
Hành động, hoàn cảnh của vế trước và sau đồng thời xảy ra 1 lúc.
① 그는 컴퓨터 게임을 하느라고 정신이 없다.(게임을 하는 동안 정신이 없음)
② 웃음을 참느라고 진땀을 흘렸다.(웃음을 참는 동안 진땀 흘림)
③ 시험공부를 하느라고 잠을 못 잤다. (0)
④ 집 수리를 하느라고 돈을 많이 썼다. (0)
⑤ 집 수리를 하느라고 돈이 없다. (X)
⑥ 산사태가 나느라고 사람들이 다쳤다. (X)
⑦ 그녀는 머리를 자르느라고 남자같다. (X)
⑧ 길을 넓히느라고 퇴근시간에도 막히지 않는다. (X)
‘-아/어/해서’

Sau khi kết thúc hành động, hoàn cảnh vế trước thì kết quả đó dẫn đến hành động, hoàn cảnh vế sau.
① 그는 컴퓨터 게임을 해서 정신이 없다.(게임을 한 결과 정신 없음)
② 웃음을 참아서 진땀을 흘렸다.(웃음을 참은 결과 진땀 흘림)
③ 시험공부를 해서 잠을 못 잤다. (X)
④ 집 수리를 해서 돈을 많이 썼다. (X)
⑤ 집 수리를 해서 돈이 없다. (0)
⑥ 산사태가 나서 사람들이 다쳤다. (0)
⑦ 그녀는 머리를 잘라서 남자같다. (0)
⑧ 길을 넓혀서 퇴근시간에도 막히지 않는다. (0)

5)
-느라고
Không viết cùng được với ‘-겠’ thể hiện ý chí hoặc dự đoán
① 성공해야겠느라고 최선을 다했습니다. (X)
② 저는 저는 식사준비를 해야겠느라고 집에 남아 있었어요. (X)
Còn đối với’-아/어/해서 thì viết cùng được với ‘-겠’ thể hiện ý chí hoặc dự đoán.
① 성공해야겠어서 최선을 다했습니다. (0)
② 저는 식사준비를 해야겠어서 집에 남아 있었어요. (0)

*Bài tập:

1. 시간이 ( 없어서 / 없느라고 ) 친구를 만날 수 없었어요.
2. 공부를 열심히 ( 해서 / 하느라고 ) 시험을 잘 봤어요.
3. 지하철을 ( 못 타서 / 못 타느라고 ) 학교에 늦었어요.
4. 늦게 ( 일어나서 / 일어나느라고 ) 학교에 지각했어요.
5. 아침마다 ( 화장해서 / 화장하느라고 ) 시간이 걸립니다.
6. 텔레비전을 ( 봐서 / 보느라고 ) 중요한 약속을 잊어버렸습니다.

****************************≧◠◡◠≦********************************

7. ĐT+ -ㄹ/을 만하다

1) Cấu trúc này mang nghĩa: “có giá trị, có ý nghĩa”…. Chúng ta có thể hiểu là “đáng để”
한국에서 한 번 가볼 만한 곳이 어디예요?
… Ở Hàn Quốc thì nơi đâu đáng để đi thử một lần?

요즘 서점에는 읽을 만한 책이 많아졌다.
Dạo này ở hiệu sách những sách đáng để đọc đã nhiều lên.

한글은 세계에 자랑할 만한 글자입니다.
HanGul(Chữ Hàn) là chữ đáng tự hào trên thế giới.

믿을 만한 친구가 몇 명이나 있어요?
Có mấy người bạn đáng tin?

이 음식을 먹을 만해요?
Món này ngon không?(đáng để ăn không)

2) ‘아직 -ㄹ/을 만하다’
Trước động từ có “아직”(vẫn còn) hoặc “아직도”
Các bạn có thể hiểu là: ” vẫn còn…được”

3일 전에 만든 음식이지만 아직 먹을 만해요.
Món ăn này làm từ 3 ngày trước nhưng vẫn ăn được.

이건 10년 전에 산 카세트지만 고장도 자주 안 나고 아직 쓸 만해요.
Cái là là cái đài mua từ 10 năm trước nhưng cũng vẫn chưa hỏng và vẫn còn dùng được.

이것은 몇 년 전에 유행했던 옷이지만 아직도 입을 만합니다.
Cái áo này mốt từ mấy năm trước nhưng giờ vẫn còn mặc được.

<주의>
– Trước đó luôn là động từ
– Thực ra ý nghĩa của 1 và 2 không khác nhau cho lắm, dịch thì có thể giống nhau nhưng nghĩa của nó có một chút khác.
<연습> Các bạn dùng cấu trúc câu ĐT+ -ㄹ/를 만하다 để hoàn thành đoạn văn dưới.
1. 불고기 / 한국 / 먹어 보다
2. 만리장성 / 중국 / 가 보다
3. 하룡바이 / 베트남 / 자랑하다.

****************************≧◠◡◠≦********************************

8. DĐTT+ ㄹ/을 리가 없다

Ở Việt Nam khi người khác nói ra một câu chuyện mà khó có thể tin được chúng ta hay dùng câu “làm gì có chuyện đó”, “không thể có chuyện đó”…. Và cấu trúc hôm nay mang ý nghĩa như vậy “không có lý nào”…

-여름에 눈이 올 리가 없어요.
Mùa hè thì không có lý nào tuyết rơi.

-밤에 해가 뜰 리가 없어요.
Làm gì có chuyện mặt trời mọc ban đêm.

-대통령이 저에게 전화할 리가 없어요.
Làm gì có chuyện tổng thống gọi điện cho tôi.

-그 사람이 나를 좋아할 리가 있을까요?(좋아할 리가 없다)
Có lý nào người đó thích tôi?

-선생님께서 학교에 안 오실 리가 있어요?(안 오실 리가 없다)
Có lý nào cô giáo lại không đến trường?

-한국어를 한 달 동안 배우고 한국 사람처럼 말할 수 있을 리가 없습니다.
Làm gì có chuyện học tiếng Hàn 1 tháng mà nói như người Hàn.

-그 사람이 여자일 리 없다.
Người đó không thể là con gái(không có lý nào).

-저런 사람이 고등학생 때 우등생이었을 리가 없어요.
Người thế kia không có lý nào cấp 3 lại là học sinh xuất sắc.

<주의>

* Ở cấu trúc này các bạn còn có thể đổi sang ㄹ/을 리가 있다 dưới dạng câu hỏi đại loại như ㄹ/을 리가 있을 까요?, ㄹ/을 리가 있겠어요?……
<연습>
Các bạn sử dụng ㄹ/을 리가 없다 hoặc ㄹ/을 리가 있다 để làm ví dụ bên dưới và dịch ra tiếng Việt nữa nha.
1. 대학 입학시험이 없어졌어요.
2. 비행기표가 1,000원이에요.
3. 물고기가 걸어 다녀요.
4. 설탕이 짜요.

****************************≧◠◡◠≦********************************

9. Danh từ, Động từ, Tính từ + 거든

1. Trường hợp -거든- đứng giữa câu văn sẽ mang nghĩa là “nếu”,”giả như”

Ví dụ:
친구를 만나거든 안부를 전해 주세요.
Nếu gặp người bạn đó thì cho tôi gửi lời hỏi thăm.
옷이 안 맞거든 언제든지 바꾸러 오세요.
Nếu áo không vừa thì hãy đến đây đổi bất cứ khí nào.
Ở đây chúng ta sẽ thấy ngữ pháp này giông giống -(으)면
Sau đây mình sẽ giúp các bạn phân biệt nó với -(으)면:
– 거든- đứng ở giữa câu và vế sau nó luôn là dạng câu mệnh lệnh kiểu như (으)세요, 십시오, 하라…và 권유(rủ rê) kiểu như (으)ㅂ시다, 하자…còn những đuôi câu bình thường(miêu tả, tường thuật…thì không dùng được) còn với (으)면 thì cái gì cũng được tất.

Ví dụ:

Nếu mùa đông trôi qua là mùa xuân đến:
겨울이 가면 봄이 온다.(o)
겨울이 가거든 봄이 온다.(x)
Ở đây vì sao chúng ta lại không dùng được -거든-mà phải dùng (으)면 vì đó là câu nói miêu tả bình thường, đuôi câu không phải là mệnh lệnh hay 권유(rủ rê) gì cả.

Một ví dụ tiếp nhá:
Nếu có hẹn quan trọng thì cứ đi đi:
중요한 약속이 있거든 어서 간다.(x)
중요한 약속이 있으면 어서 가라.(ㅇ)
(가 라) là câu mệnh lệnh mang nghĩa “đi đi” nên ở trường hợp này có thể dùng được -거든- còn 간다 chỉ là câu nói bình thường nên sẽ không được.
–> Biết thế này là giỏi hơn cả 1 người Hàn bình thường rồi đó các bạn ạ :))
Ok chúng ta xét tiếp trường hợp 2

2. Trường hợp -거든(요) ở cuối câu:
Bình thường thì nói là 거든요 nhưng khi dùng nói ngắn gọn với bạn bè có thể dùng -거든. Nó đơn giản chỉ mang nghĩa là giải thích một cái gì đó cho người nghe có thể hiểu là “vì”….

Ví dụ:
난 밥 먹을 때 꼭 김치가 있어야 하거든.
Khi ăn cơm nhất định phải có kimchi đấy.

Đọc câu này thì có cảm nhận khác với câu nói bình thường thế nào nhỉ?
1-난 밥 먹을 때 꼭 김치가 있어야 해요.(Khi ăn cơm nhất định phải có kimchi)
2-난 밥 먹을 때 꼭 김치가 있어야 하거든.
Câu 1 nếu bạn đọc thì sẽ không có cảm nhận gì đặt biệt cả vì đó là đuôi câu bình thường còn câu 2 khi nghe sẽ có cảm nhận như người nói muốn “khoe” ra là khi ăn cơm nhất định phải có kim chi đấy, không có không ăn được đâu…
Cái này là cảm nhận nên các bạn dùng nhiều và nói chuyện nhiều sẽ dần dần cảm nhận được thôi, còn đọc xong cái này không hiểu mình viết gì cũng không sao :))

Một số ví dụ khác:
-가 : 사람들이 왜 그 영화를 많이 봐? Sao mọi người lại xem phim đó nhỉ
나 : 재미있거든. Phim đó hay lắm.
– 내 동생은 고등학생이거든. Em tôi là học sinh cấp 3 đó.
-옛날에 호랑이 있었거든요.(Ngày xưa thì có hổ đó)
-난 여자친구 2명이나 있거든.(Tôi có những 2 bạn gái cơ)
À tự nhiên nói đến đây mới nhớ, mình thấy cấu trúc này hay dùng trong trường hợ này rất là thú vị.(lúc khoe hơn)

Ví dụ.
친구: 난 여자친구 있어. Tao có bạn gái nhá
나 : 난 여자친구 2명이나 있거든. Tao có 2 bạn gái cơ.
Khi mà người khác khoe mình cái gì đó mà mình muốn khoe hơn(tự hào) thì dùng đuôi câu này rất hay^^ các bạn dùng thử nha.

****************************≧◠◡◠≦********************************

10. Động từ, Tính từ+ -(으)ㄹ까 봐(서)

Cấu trúc câu này dùng khi nói “lo lắng” về một cái gì đó.
Có thể hiểu ngữ pháp này là:
… Hình như(có vẻ, nhỡ đâu)….nên…(lo/đã làm gì đấy.

Ví dụ:
-시험에 떨어질까 봐 걱정해요.
Tôi đang lo ở kỳ thi này có vẻ sẽ trượt.

-부모님은 자식이 아플까 봐 걱정하십니다.
Bố mẹ lo lắng không biết con cái có bị đau ốm gì không.

-할머니의 짐이 무거울까 봐 대신 들어 드렸어요.
Thấy bà ngoại xách đồ có vẻ nặng nên tôi đã cầm giúp(thay) bà.

-살이 찔까 봐서 조금만 먹어요.
Thấy có vẻ béo lên nên tôi chỉ ăn một chút thôi.

-약속을 잊어버릴까 봐서 수첩에 적었어요.
Nhỡ đâu quên mất cuộc hẹn nên tôi đã ghi vào sổ.

-오후에 비가 올까 봐 우산을 가져왔어요.
Nhỡ đâu chiều mưa nên tôi đã mang theo ô.

*Lưu ý:
-Trước (으)ㄹ까 봐(서) thường xuất hiện kiểu 부정문(những việc không tốt) đại loại như: thi trượt, có mưa, đau ốm, quên mất….thì câu văn sẽ tự nhiên hơn.
Nên vế sau nó thường hay xuất hiện: 걱정이다/걱정하다…(lo lắng)

Ví dụ:
영화가 재미있을까 봐 보러 극장에 갔어요.(X)
Như mình đã nói trên, vì vế trước nó là (영화가 재미있다) nên chả có gì để nói, chả có gì để lo nữa nên khi kết hợp với cấu trúc (으)ㄹ까 봐 nghe sẽ rất ngang —> câu này sai.
Mình sẽ sửa lại thành:
영화가 재미없을까 봐 보러 극장에 안 갔어요.
(Bộ phim có vẻ không hay nên tôi đã không đi đến(rạp) xem).
Nghe sẽ tự nhiên hơn.
-Theo mình thấy thì vế sau nó không kết hợp được với dạng (명령문) câu mệnh lệnh hay 청유문(câu thỉnh dụ hay nói các khác là ‘rủ rê’)

Ví dụ:
나중에 시간이 없을까 봐 미리 공부하세요.(X)
나중에 시간이 없을까 봐 미리 공부합시다.(X)
나중에 시간이 없을까 봐 미리 공부했어요.(O)
(Sợ sau này không có thời gian nên đã học trước.)

* Bài tập:

Các bạn dùng cấu trúc câu đã học trên để viết tiếp đoạn sau(dịch sang Tiếng Việt) nữa nhá:
1. 건강에 나쁘다
2. 시험이 어렵다
3. 돈이 모자라다
4. 선생님에게 야단맞다
5. 실수하다

****************************≧◠◡◠≦********************************