Ngữ Pháp Tiếng Hàn Cao Cấp – Phần 2
Cùng học những cấu trúc ngữ pháp tiếng Hàn Cấp Cấp sẽ có trong đề thi năng lực tiếng Hàn TOPIK.
6. V는 둥 마는 둥 하다.
Sử dụng khi nói ai đó không toàn tâm toàn ý thực hiện trọn vẹn hành động nào đó mà chỉ thực hiện vội vàng, qua loa.
Ví dụ:
관심이 없는지 내 얘기는 듣는 둥 마는 둥 자기 일만 하고 있네요.
Không biết có phải bạn ấy không quan tâm không mà nghe câu chuyện của tôi qua loa và chỉ làm việc của mình.
버스가 떠난다는 안내 방송에 밥을 먹는 둥 마는 둥 하고 올라탔어요.
Khi cậu ấy nghe thông báo là xe bus chuẩn bị rời bến thì ăn cơm vội vội vàng vàng và lên xe.
서둘러 나오느라고 어머니께 인사도 하는 둥 마는 둥 했어요.
Vì vội vàng đi nên tôi cũng chỉ chào mẹ qua loa thôi.
어제 잠을 자는 둥 마는 둥 했더니 하루 종일 피곤해요.
Hôm qua vì ngủ chập chờn (qua loa, không ngon) vì thế nên cả ngày hôm nay tôi thấy mệt mỏi.
늦잠을 자는 바람에 아침밥은커녕 세수도 하는 둥 마는 둥 하고 나왔어요.
Vì ngủ dậy trễ mà ngay cả việc rửa mặt tôi cũng chỉ làm qua loa rồi đi chứ chưa nói gì là việc ăn cơm sáng.
* V는 둥 마는 둥 có thể sử dụng trong mẫu câu dự đoán tương lai.
Ví dụ:
직접 가서 부탁해도 들어줄 둥 마는 둥 한데 전화로 하면 되겠어요?
Việc trực tiếp tới gặp và nhờ vả cũng không biết họ sẽ giúp hay không nếu cậu chỉ gọi điện thoại thôi có được hay không vậy?
밤을 새워도 합격할 둥 마는 둥 한데 TV만 보고 있으니 한심해요.
Tôi thấy người ta thức đêm mà cũng không chắc sẽ thi đậu hay không vậy mà cậu chỉ coi Tv thôi tôi thấy thật đáng tiếc.
7. Ngữ pháp: 느니
Nội dung của mệnh đề sau 느니 được đánh giá tốt hơn nội dung của mệnh đề trước. Đôi lúc theo sau 느니 là phó từ 차라리 (tốt, tốt hơn). Từ gắn trước 느니 là động từ.
Ví dụ:
개 죽음을 하느니 차라리 남으로 죽는게 낫겠어요.
Chết vì người khác còn tốt hơn chết vô nghĩa.
그 아이를 기다리느니 내가 가지.
Tôi đi còn hơn đợi thằng bé đó.
그에게 일을 시키느니 네가 해.
Anh làm còn hơn là giao việc cho nó.
Khi có dạng …느니…, …느니 thì nó được dùng như một sự trích dẫn dán tiếp nội dung tương phản trong nhiều câu chuyện của người khác. Mệnh đề sau 느니 tóm tắt tình huống của mệnh đề trước.
Ví dụ:
관광지로는 경주가 좋다느니, 설악산이 좋다느니, 말이 많아요.
Về địa điển tham quan thì người này nói Kyongju tốt, người kia nói Sonraksan tốt.
두 사람이 가느니 안 가느니 야단이다.
Hai người cãi lộn nhau về việc đi hay không đi.
8. -건 -건
Khi sử dụng hình thức ‘건 건’ thể hiện việc dù có lựa chọn trường hợp nào cũng ko có vấn đề gì, không liên quan, ko quan trọng. Lúc này thường xuất hiện động từ hoặc tính từ có ý nghĩa tương phản.
Ví dụ:
친구가 가건안 가건상관없이 나는 갈 것이다.
Không liên quan gì đến việc bạn đi hay không đi thì tôi cũng sẽ đi
한국어를 배웠건안 배웠건저희 학교에 입학하려면 시험을 봐야 해요.
Dù có học tiếng Hàn hay không học thì để vào đậu vào trường của tôi đều phải trải qua kì thi.
내가 어디에 가건 상관하지 마세요.
Tôi có đi đâu thì cũng đừng quan tâm.
저는 일찍 자건 늦게 자건 매일 같은 시간에 일어나요
Dù ngủ sớm hay muộn thì tôi vẫn thức dậy đúng giờ
그 일을 스스로 했건 다른 사람의 도움을 받아서 했건 중요한 것은 기한 내에 끝냈다는 거예요.
Dù công việc đó tự làm hay là nhờ sự giúp đỡ của người khác thì việc quan trọng là đã hoàn thành đúng kì hạn.
9. A/V ㄴ/는다기보다는
Thường dùng với động từ, tính từ diễn tả ý nghĩa không phải cái này mà là cái kia.
Ví dụ:
가: 오늘도 라면을 드시네요? 라면을 정말 좋아하나 봐요.
Hôm nay cũng ăn mì hả? Có vẻ rất thích mì đấy nhỉ?
나: 좋아해서 먹는다기보다는 편해서 먹는 거예요.
Không phải vì thích nên ăn mà là vì tiện nên ăn.
화가 났다기보다는 좀 짜증이 났어요.
Không phải tức giận mà là hơi bực bội thôi.
재미없다기보다는 의미있는 영화인 것같아요.
Không phải không hay mà dường như là bộ phim có ý nghĩa.
10. Ngữ pháp 보고
Ngữ pháp này dùng để chỉ ra người chịu trực tiếp tác độngbởi hành động, nhờ và, gợi ý hoặc mệnh lệnh sai khiến. Ngữ pháp này được dùng trong văn nói, khi trích dẫn lời nói.
Ví dụ:
요즘 아들이 며칠 계속 늦게 들러왔더니, 남편이 아들보고(더러)(한테)일찍 집에 들어오라고 했다.
Gần đây thằng con hay về muộn, chồng đã bảo thằng con rằng hãy về nhà sớm.
난 씨가 열심히 음식을 만들었는데, 남편이 난 씨보고(더러)(한테)요리 학원에라도 다냐야겠다고 했다.
Lan đã chuẩn bị đồ ăn rất chăm chỉ, nhưng chồng đã bảo Lan chắc phải đi đến trung tâm học nấu ăn.
화 씨가 훙 씨보고이 매운 음식을 먹어 보고(더러) (한테)해서 훙 씨가 매우 곤란해했다.
Hùng đã rất bối rối vì Hoa bảo Hùng hãy ăn thử món ăn cày này.
Lưu ý và mở rộng về 보고
Một ngữ pháp khác được dùng tương tự/ có thể thay thế 보고 là 더러. 보고 và 더러 là anh em song sinh cùng mẹ khác cha.
Ngoài ra 보고 cũng còn có thể được thay thế bằng 한테~ vâng nói đến đây thì có thể thấy 보고 chả quý giá gì và bị thay thế được bởi nhiều thằng khác : )). Tuy nhiên nếu câu đó không phải một dạng câu trích dẫn thì dùng 보고 hay 더러 là sai đấy nhé. Nên là đừng thấy dùng 한테 được thì tháy 보고 được.
Ví dụ:
요즘 화 씨보고 무슨 일 있나요? (Sai) → 요즘 화 씨한테무슨 일 있나요? (Đúng).