Ngữ pháp tiếng Hàn trung – cao cấp – Phần 4
16. ㄹ걸(요) : có lẽ”, chắc là..
17. – 잖아(요).
18. Danh từ -에 못지않게: “ngang ngửa”, “chả kém gì”
19. -(으)ㄹ 뻔하다: Suýt nữa thì , chút xíu nữa thì…
20. -(으)ㄹ 테니까 : ‘sẽ..nên’
****************************≧◠◡◠≦********************************
16. ㄹ걸(요)
1. Cấu trúc này cũng là một trong cấu trúc dùng để dự đoán, mang nghĩa là “có lẽ”, chắc là”…
저 소리는 피아노 소리일걸요.
… (Tiếng kia chắc là tiếng đàn piano)
이 신발은 너무 커서 못 신을걸요.
(Giầy này to lắm chắc bạn không đi vừa đâu)
내일 떠난다니 지금쯤 준비하고 있을걸요.
Nói là ngày mai đi thì chắc giờ này đang chuẩn bị.
2. Nói về việc đã xảy ra với một chút hối hận hoặc tiếc nuối.
그런 줄 알았더라면 공부를 더 해둘걸요.
(Nếu biết như vậy thì đã chăm học thêm một chút nữa)
일찍 갔더라면 그 책을 살 수 있었을걸
(Nếu đi sớm thì đã có thể mua được quyển sách đó)
***Bài tập:
Làm và dịch ra Tiếng Việt nhá.
차라리 만나지 않은 편이 (낫다)
이번 경기에서 우리 학교가 꼭 (승리하다)
그때 그를 좀 더 (도와줬다)
비가 오기 전에 (떠났다)
그 반지는 꽤 (비싸다)
****************************≧◠◡◠≦********************************
17. – 잖아(요).
A: ê, mày làm xong bài tập chưa?
B:
1) tao làm xong rồi
2) tao làm xong rồi mà/ hoặc: tao làm xong rồi đấy thôi.
… Mặc dù 2 câu đều giống nhau về nghĩa là “làm xong rồi” nhưng chữ “mà” ở cuối câu 2 có ý nghĩa như nhấn mạnh là đã làm xong, cái này A cũng biết rồi mà quên rồi à!! Đại khái là như vậy. Trong tiếng Hàn cũng có cấu trúc tương tự như vậy đó là “잖아(요)”
Vào ví dụ nha:
Lấy luôn VD đầu bài:
A: 야, 숙제 했어?
B:
1) 했어
2) 했잖아
가 : 내 책이 어디 있지?
나 : 여기 있잖아.
가: Sách của tớ đâu ấy nhỉ
나: Đây thôi
가 : 한글을 누가 만들었지? 배웠는데 생각이 안 나.
나 : 세종대왕이 만들었잖아.
기: Tiếng Hàn là do ai làm ra ấy nhỉ? học rồi mà không nhớ ra.
나: Vua Sejong làm mà.
가 : 결혼식이 언제라고 했지?
나 : 또 잊어버렸니? 내가 몇 번이나 말했잖아.
가: Bạn nói bao giờ kết hôn ấy nhỉ?
나: Lại quên rồi à? Tôi đã nói mấy lần rồi mà.
–> Chắc đọc mấy VD trên các bạn cũng đã nắm được phần nao nghĩa và cách sử dụng của nó.
Ngoài ra khi bắt đầu một câu chuyện người Hàn hay có câu 있잖아(요) với nghĩa kiểu như ” à có chuyện này” trong tiếng Việt. Cách mở đầu câu chuyện rất hay và m cũng rất hay sử dụng.
**Bài tập: Làm và dịch ra Tiếng Việt.
1.
가: 수목드라마 재방송을 언제하지요?
나: 토요일 낮에 ( ).(하다)
2.
가: ( ) 씨 기분이 안 좋은 것 같지요?
나: 어제 남편과 ( ).(싸우다)
3.
가: ( ) 씨가 오늘은 기분이 좋은 것 같네요.
나: 남편과 ( ).(화해하다)
4.
가: 그 과자가 그렇게 맛있어요? 자주 드시는 것 같네요.
나: 그럼요. ( ).(맛있다)
5.
가: 내일도 한국어 배우러 가지요?
나: 아니요, 안 가요. 내일은 ( ).(토요일이다)
6.
가: 왜 오늘은 ( ) 씨가 안 보이지요?
나: 시어머니가 편찮으셔서 시댁에 ( ).(가다)
****************************≧◠◡◠≦********************************
18. Danh từ -에 못지않게
Nếu nói Tiếng Việt có thể dùng từ: “ngang ngửa”, “chả kém gì”
… •나는 우리 어머니(에) 못지않게 요리를 잘해요.
Tôi nấu ăn giỏi chả kém gì mẹ tôi.
–> Ở đây các bạn hiểu ý là: “tôi nấu ăn giỏi, nhưng so với mẹ tôi thì không bằng” kiểu như “một chín một mười”.
•외국 사람인데 한국사람(에) 못지않게 한국 음식을 좋아하시네요.
Người ngoại quốc đó mà cũng thích món ăn Hàn Quốc chả kém gì người Hàn.
•오늘은 어제 못지않게 날씨가 쌀쌀해요.
Thời tiết hôm nay cũng se lạnh chả kém gì hôm qua.
•내 남동생은 군인 못지않게 씩씩합니다.
Em trai tôi dũng cảm chả kém gì bộ đội.
So sánh
-에 못지않게 vs -만큼 vs -보다
• A가 B에 못지않게 한국어를 잘한다(A• A가 B만큼 한국어를 잘한다.(A=B) • A가 B보다 한국어를 잘한다.(A>B)
19. -(으)ㄹ 뻔하다
⇨ Suýt nữa thì , chút xíu nữa thì…
1• 그릇을 닦다가 깰 뻔했어요.
… (Đang rửa bát chút xíu nữa làm vỡ bát)
2• 뛰어가다가 넘어질 뻔했다.
Đang chạy thì tí nữa ngã.
3• 안 좋은 얘기를 하다가 말싸움이 될 뻔했습니다.
Đang nói về những việc không tốt suýt nữa thì thành cãi nhau.
4• 길을 건너다가 교통사고가 날 뻔했어요.
Băng qua đường suýt nữa thì bị tai nạn.
Từ câu 1–>4 thì chúng ta thấy
–>Thường thì khi nói về việc nguy hiểm hay việc gặp xui xẻo hay được dùng.
5• 작년에 유학 갈 뻔했는데 갑자기 사정이 생겼어요.
Năm ngoái do xảy ra việc không thì đã đi du học.
6• 이번 시험에서 1등할 뻔했는데….
Đợt thi lần này chút xíu nữa là được hạng 1.
7• 조금 일찍 일어났으면 지각을 안 할 뻔했는데….
Nếu dậy sớm chút thì đã không bị đến muộn.
8• 우리 팀이 이길 뻔했는데 마지막에 역전을 당했어요.
Đội chúng tôi chút xíu nữa thì thắng nhưng do cuối trận bị lật ngược tình huống.
Từ câu 5–>8 hay nói về những việc đã xảy ra trong quá khứ với một chút tiếc nuối.
****************************≧◠◡◠≦********************************
20. -(으)ㄹ 테니까
Mang nghĩa là : ‘sẽ..nên’
Ở bài trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về cấu trúc -(으)니까 và ở thì tương lai của nó không thể viết là ” ..-겠으니까” mà viết là “-ㄹ/을 테니까” để thể hiện dự đoán về tương lai hoặc là ý chí của người nói.
• (내가) 금방 올 테니까 기다려.
Tôi sẽ đến ngay nên hãy đợi đi.
• 제가 청소할 테니까 엄마는 쉬세요.
Con sẽ dọn vệ sinh mẹ nghỉ ngơi đi.
• 제가 영화표를 예매할 테니까 영화 보러 갑시다.
Mình sẽ đặt mua vé xem phim nên chúng ta cùng đi nhé.
• (제가) 약속을 지킬 테니까 걱정 마세요.
Tôi sẽ giữ lời hứa nên đừng lo.
• (내가) 내일 바쁠 테니까 아마 못 갈 거예요.
Ngày mai tôi sẽ bận nên có lẽ không thể đi được.
• 시험이 어려울 테니까 열심히 공부해야 해요.
Kỳ thi có lẽ khó nên chăm chỉ học hành.
***Lưu ý:
-Vế trước và sau có thể cùng một chủ ngữ hoặc là hai chủ ngữ khác nhau đều được.
-Kết hợp được cả tính từ và động từ.
– ㄹ/을 태니까 vs ㄹ/을 거니까 khác và giống nhau?
• 비가 올 테니까 우산을 가져가세요.
• 비가 올 거니까 우산을 가져가세요.(100%의 확신)
****************************≧◠◡◠≦********************************